homepage

Ta có phép tính sau:

142857 x 1 = 142857

142857 x 2 = 285714

142857 x 3 = 428571

142857 x 4 = 571428

142857 x 5 = 714285

142857 x 6 = 857142 (quy luật của 6 con số kết quả ban đầu này là sự sắp xếp lại luân phiên cũng của những con số tạo nên 142857)

142857×8=1142856 (số 7 phân thân thành số 1 ở đầu và số 6 ở cuối, trong dãy số lúc này không còn số 7)

142857×9=1285713 (số 4 phân thân thành số 1 ở đầu và số 3 ở cuối, trong dãy số lúc này không còn số 4)

142857×10=1428570 (số 1 phân thân thành số 1 ở đâu và số 0 ở cuối)

142857×11=1571427 (số 8 phân thân thành số 1 ở đầu và số 7 ở cuối)

142857×12=1714284 (số 5 phân thân thành số 1 ở đầu và số 4 ở cuối)

142857×13=1857141 (số 2 phân thân phân thân thành số 1 ở đầu và số 1 ở cuối)

142857×14=1999998…

Ngoài ra, 142857 là chữ số lặp lại của phân số 1/7 (0,142857…) là số lặp lại nhiều ứng dung nhất trong hệ thập phân và nếu nhân nó với 2, 3, 4, 5, 6, kết quả sẽ được lặp lại và các chữ số sẽ giống như là 2/7, 3/7, 4/7, 5/7 hay 6/7.

Thực tế, con số 142857 đã được tìm thấy bên trong kim tự tháp Ai Cập. Nhiều người tin rằng đây là dãy số của Thượng Đế. Nhưng có một điều kỳ lạ ở đây là tại sao trong các phép tính trên, chúng ta lại không nhân với 7?

Tại sao người xưa lại thích số 7 như vậy?

Đây là con số may mắn của người Nhật Bản. Trong Phật giáo số 7 là con số “sinh” vì khi sinh ra, Đức Phật bước 7 bước, nở ra 7 đóa hoa sen; nhưng cũng là con số “diệt vì con người chết đi sẽ phải xuống 7 tầng địa ngục và để cúng cho họ, người ta lấy bội số của số 7 = 49 ngày.

Bạn thử phép tính đó đi và sẽ nhận thấy điều kỳ diệu bất ngờ.

Cụ thể: 142857×7 = 999999 (mặc dù cũng là con số khá đẹp nhưng lại nằm ngoài quy luật của các con số khác). Vậy số 7 cũng là một con số rất đặc biệt vì không giống bất cứ con số nào khác.

Trong Thiên Chúa giáo, Chúa Trời đã mất 7 ngày để sáng tạo nên vũ trụ. Sau đó, để tạo ra loài người thì Chúa trời đã lấy xương sườn số 7 bên trái của Adam để tạo ra Eva.

Mặt khác, chúng ta còn có chu kỳ 7 ngày trong 1 tuần, 7 ngành nghệ thuật, 7 nốt nhạc trong thế giới âm nhạc, 7 kỳ quan thế giới hay thất khiếu (7 lỗ trên mặt người bao gồm: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, và miệng).

Chưa hết, những cung bậc cảm xúc đa dạng của con người cũng được chia ra làm 7 trạng thái tình cảm khác nhau, gọi là thất tình (ái, ố, hỉ, nộ, lạc, ai, dục). Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau ngày 7 tháng 7…

Nhưng nếu gạt bỏ những quan niệm duy tâm, con số 7 còn mang ý nghĩa nhiều hơn thế:

– Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có 7 chu kỳ.

– Trong thang độ pH, nước trung tính có pH = 7.

– Có 7 màu sắc trong tự nhiên mà 7 sắc cầu vồng là hình ảnh tiêu biểu nhất.

– Có 7 đơn vị đo lường trong thang đo tiêu chuẩn quốc tế SI.

Số 7 thật kỳ diệu phải không nào? Bây giờ thì bạn đã biết tại sao người xưa lại ưa chuộng con số 7 như vậy rồi đó.